Startup luôn là một chủ đề nhiều người bàn tán. Nên startup như thế nào, startup ngành nghề gì, cần bao nhiêu nhân lực khi startup, đó là những câu hỏi thực sự không dễ dàng trả lời và đã có rất nhiều người không giải quyết được những vấn đề kể trên nên đã bỏ lỡ giấc mơ lập nghiệp của mình. Ở những thông tin sau, Office168 sẽ tổng hợp đến bạn những việc mà một startup cần để việc kinh doanh của mình được hiệu quả trong giai đoạn đầu kinh doanh.

Vốn đủ chi tiêu trang trải trong 1 năm

Vốn đủ chi tiêu trang trải trong 1 năm
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng bậc nhất với doanh nghiệp khi sratup

Không gì giết startup nhanh nhất bằng việc thiếu vốn. Để có thể phục hồi sau mỗi lần thất bại do nợ nần, bạn thường sẽ mất hàng năm trời. Ngoài ra, bạn sẽ đưa ra rất nhiều quyết định sai lầm nếu trong đầu bạn tràn đầy suy nghĩ về nợ nần. Vốn để sống tự do 1 năm cho bạn lựa chọn, tầm nhìn rộng mở và thời gian để sáng tạo. Các nhà đầu tư họ rất thực dụng đấy!

Nếu bạn là một doanh nghiệp chưa có nhiều nguồn vốn trong giai đoạn đầu startup, dịch vụ văn phòng ảo sẽ là giải pháp lựa chọn tối ưu khi giúp bạn tiết kiệm chi phí cho việc thuê mặt bằng, tiếp tân và nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ còn cung cấp phòng họp cho bạn nữa.

Nên tranh thủ sự ủng hộ từ những người thân

Không quan trọng bạn Startup về lĩnh vực gì, nhưng bạn đều cần phải có được sự ủng hộ của người thân. Không ai cho bạn sự vui vẻ, và tự tin như người thân của mình và không ai giết chết Startup nhanh hơn không khí u ám mỗi khi về nhà. Nếu bạn khởi nghiệp cùng bạn bè, hãy nhớ thật rạch ròi vai trò, quyền sở hữu, trách nhiệm để tránh trường hợp một trong các bạn bất ngờ thay đổi suy nghĩ.

Đánh giá cần thận các nguồn vốn từ bên ngoài

Tìm nguồn vốn ở đâu là câu hỏi mà rất nhiều startup đặt ra khi bắt đầu khởi nghiệp. Bạn có thể huy động vốn từ gia đình, bạn bè, người thân hoặc các nhà đầu tư. Hãy thật cẩn trọng và hiểu rõ về độ ảnh hưởng của số vốn đó trong trường hợp bạn thành công, hoặc thất bại, bạn sẽ phải trả thêm bao nhiêu hoặc chia bao nhiêu. Nếu có thể hãy làm startup của mình đơn giản không cần phải huy động vốn đầu tư từ bên ngoài, startup sẽ lớn dần lên với ít áp lực. Đừng thế chấp tài sản của mình ngay trong lần startup đầu tiên!

Phân biệt rõ khách hàng, doanh thu, lợi nhuận

Khách hàng, lợi nhuận
Bạn nên phân biệt rõ ràng giữa những khái niệm khách hàng, lợi nhuận và doanh thu khi cân đong đo đếm hạch toán

Bạn sẽ bị ảo tưởng rằng startup đang chạy rất thành công. Toàn bộ thời gian và suy nghĩ của bạn liên tục dành cho các biz mới. Không hẳn là như vậy, luôn bận rộn không có nghĩa là sẽ tạo ra doanh thu, doanh thu đến cũng không có nghĩa là tạo ra lợi nhuận. Hãy học cách “work smart, not hard” và đánh giá được cái gì sẽ đưa lại lợi nhuận vào túi của bạn, nhớ tính cả các chi phí cố định, thuế và lương của bạn nữa.

Nhờ sự support từ các chuyên gia trong ngành

Bạn càng là chuyên gia trong một lĩnh vực nào thì độ hiểu biết của bạn về các lĩnh vực khác càng ít. Hãy nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia về các lĩnh vực khởi nghiệp, công nghệ, tài chính, marketing, luật… Mạng lưới giữa các bạn đồng nghiệp, cựu đồng nghiệp, bạn học cũ… và trả họ chi phí nếu đóng góp đó xứng đáng. Hãy chuẩn bị ít nhất 5 ứng viên cho mỗi vị trí và check với từng người. Hãy rõ ràng về cái bạn muốn gì, họ cần giúp gì, và chi phí bạn sẽ trả để được giúp đỡ. Nếu ứng viên bạn chọn không thể giúp bạn hãy tìm người khác thay thế. Hãy tạo các nhóm ảo như vậy, và xây dựng các nhóm đó như các nhóm staff của mình. Vd: nhóm giúp xả stress, nhóm huy động vốn, nhóm giúp cập nhật công nghệ…

Linh hoạt với kế hoạch và không đổ lỗi cho bất kỳ ai

Khởi nghiệp không phải dành cho tất cả mọi người, nếu bạn không thích nó, hoặc thấy quá khó để thực hiện, gặp nhiều rắc rối, và tốn nhiều tiền hơn bạn tưởng, hãy đóng cửa startup đó đừng tiếc nuối! 8/10 startup chết trong 2 năm đầu tiên. Trong số còn lại thì 80% chết sau 5 năm. Hãy nhớ, thất bại với startup không đồng nghĩa bạn là người thất bại. Nếu startup thất bại do không đánh giá được sự thay đổi của môi trường kinh doanh, không dự đoán được đối thủ cạnh tranh… thì hãy rút ra bài học cho mình về những điều đã xảy ra, đánh giá rủi ro, và startup lại lần thứ 2. Cuộc sống rất dài và đầy cơ hội!

Hy vọng checklist với 8 điều cần chuẩn bị trước khi startup trên đây sẽ là cơ sở để bạn bắt đầu khởi nghiệp. Hành trình khởi nghiệp là rất dài và những bước đi đầu tiên cũng là những bước đi quan trọng nhất, làm nền tảng cho con đường phía trước. Chúc các bạn khởi nghiệp thành công và thực hiện được ước mơ của mình.

Đọc thêm các bài viết liên quan

Doanh nghiệp SME là gì? Sự khác biệt giữa SME và Startup

Với sự phát triển kinh tế một điều tất yếu các doanh nghiệp SME ngày càng nở rộ sự phát triển của SME được ví như “nấm sau mưa“ và vì sự cạnh trang khốc liệt rất nhiều các doanh nghiệp SME chết như “lá mùa thu“. Vậy doanh nghiệp SME là gì? và sự khác nhau giữa SME và Startup là gì? Hôm nay Office 168 sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực kinh doanh.

Các doanh nghiệp SME, Startup cần có những lưu ý gì trong sự kiện đại dịch thế giới Coronavirus

Trước tình hình dịch viêm phổi cấp do virus Covid-19 gây ra trên toàn thế giới, không chỉ xã hội  bị tác động mà nền kinh tế toàn cầu cũng đang hứng chịu không ít khó khăn. Hàng loạt doanh nghiệp đang đứng trước tình trạng trì trệ và có nguy cơ đóng cửa nếu dịch bệnh kéo dài. Trong trường hợp này, Office168 khuyến khích các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau đây để giảm thiểu những gián đoạn không cần thiết trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp, cơn sốt những tháng đầu năm 2020

Theo số liệu của Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, trong tháng 01 năm 2020, cả nước có 8.276 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 267.178 tỷ đồng, tăng 76,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Qua trao đổi với đại diện của Office168, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ startup thành lập công ty cho biết: Trong 2 tháng 12/2019 và 01/2020, đã có gần 1000 doanh nghiệp được Office168.vn hổ trợ thành lập mới, gia nhập thị trường.

Tại sao coworking space là sự lựa chọn cho rất nhiều startup?

Các không gian văn phòng truyền thống đang dần bị xóa sổ khỏi bức tranh vì các vấn đề mang tính tài chính cũng như không có nhiều tiện nghi như các loại hình dịch vụ văn phòng thông minh. Cùng với đó, các dịch vụ cho thuê chỗ ngồi ở thời điểm hiện đại như coworking space đã được lựa chọn như một giải pháp hoàn hảo cho thời đại này.

Tại sao nhiều doanh nghiệp nhỏ lựa chọn sử dụng dịch vụ văn phòng ảo?

Đối với những doanh nghiệp nhỏ, việc duy trì một văn phòng để đáp ứng được yêu cầu pháp lý khi thành lập doanh nghiệp là rất khó. Trước thực trạng mức chi phí văn phòng cố định ngày càng đắt đỏ, thì có thể thấy dịch vụ cho thuê Văn phòng ảo ra đời chính là một cứu cánh cho phía doanh nghiệp và cũng là một cơ hội cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Cùng tìm hiểu thêm về dịch vụ mới lạ này qua những chia sẻ từ Office168 nhé!

Giải pháp văn phòng thông minh cho doanh nghiệp nhỏ, startup

Ngày nay, trước sự bùng nổ về thành lập doanh nghiệp, hàng loạt các công ty, tập đoàn lớn nhỏ liên tục xuất hiện. Trong đó, một vấn đề được quan tâm hàng đầu chính là cơ sở vật chất, văn phòng làm việc cho nhân viên. Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để tự xây dựng một văn phòng riêng ngay từ khi mới thành lập.

Thành lập doanh nghiệp

Để giải thoát áp lực thủ tục giấy tờ đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp trẻ, startup để tập trung vào công việc. Chúng tôi hiểu và cung cấp các gói dịch vụ tốt nhất cho bạn.

Văn phòng giao dịch
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ - ĐẦU TƯ 168
Mã số thuế: 0314505643
Building168 Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM.
Cao Ốc Đại Thanh Bình Building, số 911-913-915-917, Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, TP HCM.
Hotline: 0778 168 168 - 028 3888 3338
Email: sales@office168.vn

Đăng ký và báo giá chi tiết

0778 168 168