Thành lập doanh nghiệp là một quyết định vô cùng quan trọng, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp. Vấn đề về thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp hiện nay khá đơn giản và thời gian xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng không dài. Việc làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thường được mọi người xem nhẹ và coi là bước thủ tục phải làm mà không đặt trọng tâm vào. Tuy nhiên, trong thực tế có một số vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà các nhà đầu tư (đặc biệt là những người mới khởi nghiệp) cần lưu ý. Chúng tôi, với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp cùng với Office168 xin hướng dẫn một vài lưu ý khi thành lập doanh nghiệp.
Xác định tên cho doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính.
Pháp luật doanh nghiệp hiện hành bắt buộc tên doanh nghiệp không được trùng nhau, không tương đồng dễ gây nhầm lẫn do vậy khi tiến hành thành lập doanh nghiệp bước đầu tiên các nhà Doanh nghiệp phải tra cứu tên Doanh nghiệp của mình xem đã có hay chưa.
Để quản lý tình hình hoạt động của Doanh nghiệp sau khi thành lập bắt buộc cơ quan Thuế yêu cầu cung cấp địa chỉ Trụ sở doanh nghiệp phải đầy đủ, chính xác (yêu cầu đủ 4 cấp).
Cần xác định ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp
Theo chia sẻ từ khách hàng sử dụng Dịch vụ cho thuê văn phòng của Offce168 thì việc xác định được ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp rất quan trọng vì ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, ở một số loại ngành nghề, các nhà đầu tư còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định,các ngành nghề cấm kinh doanh hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì tùy từng ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải: xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho ngành nghề kinh doanh đó (ngành sản xuất phim, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh); hoặc đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp (như kinh doanh vũ trường, karaoke, trường mầm non, cây xăng….).
Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định như nêu ở trên (như kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định 6 tỉ đồng, dịch vụ đòi nợ phải có vốn pháp định 2 tỉ đồng), các nhà đầu tư phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cụ thể là xác nhận của ngân hàng).
Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề ví dụ như kinh doanh dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán, tư vấn …..thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
Do đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh là rất quan trọng cho Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải chắc chắn là mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để có thể xin được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước thay vì lo tập trung cho các công việc khác mà phải tốn kém chi phí, ví dụ như đặt cọc thuê nhà, thuê mướn nhân viên) rồi cuối cùng nhận ra là mình chưa đủ điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật.
Cần xác định nguồn vốn điều lệ
Các Doanh nghiệp cũng cần xác định rõ loại tài sản nào mà nhà Doanh nghiệp sẽ dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp (như tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản…).
Riêng đối với tài sản góp vốn không phải là tiền đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, để làm cơ sở cho việc góp vốn và hạch toán kế toán, thuế của doanh nghiệp.
Các Doanh nghiệp cần thiết phải bàn bạc với nhau để thống nhất phương thức định giá và tổ chức định giá trước khi thành lập doanh nghiệp hay thậm chí là tự thỏa thuận định giá với nhau – và có thể đưa vào trong hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp.
Việc này nhằm tránh trường hợp sau khi doanh nghiệp được thành lập xong, nhưng các bên không thỏa thuận được với nhau về phương thức định giá hay tổ chức định giá hoặc là giá trị của tài sản góp vốn, gây đình trệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cần xác định số lượng thành viên góp vốn và loại hình doanh nghiệp
Số lượng các thành viên góp vốn cũng ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sau này.
Nếu chỉ một cá nhân độc lập, loại hình doanh nghiệp sẽ có thể là doanh nghiệp tư nhân với cơ chế quản lý là chủ doanh nghiệp, hay là công ty TNHH một thành viên đối với trường hợp Doanh nghiệp là tổ chức với cơ chế quản lý có thể là hội đồng thành viên (nếu có từ hai người đại diện theo ủy quyền trở lên) hay chủ tịch công ty.
Nếu có từ hai cá nhân trở lên thì Doanh nghiệp sẽ chọn lựa giữa việc thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên (có hội đồng thành viên) hay công ty cổ phần (có hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông).
Mỗi loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý có những thuận lợi như thay đổi cổ đông sở hữu dưới 5% tổng số cổ phần của công ty cổ phần không phải thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu, chỉ cần một cá nhân là đã có thể thành lập công ty TNHH và những khó khăn như công ty cổ phần thì các cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần trong ba năm đầu thành lập, công ty cổ phần phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập, lương trả cho chủ doanh nghiệp tư nhân không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp tư nhân.
Do đó, các doanh nghiệp cần phải biết trước để chọn lựa loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý cho phù hợp. Chọn lựa sai có thể tạo sức ỳ, là lực cản tăng trưởng hay thậm chỉ làm cho doanh nghiệp bị phá sản.
Cần có hợp đồng thỏa thuận thành lập doanh nghiệp
Hợp đồng thỏa thuận thành lập doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết đối với trường hợp doanh nghiệp do nhiều cá nhân hoặc nhà đầu tư khác tham gia. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ đối với loại hình liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thì hợp đồng liên doanh mới được yêu cầu phải có trong hồ sơ đăng ký kinh doanh mà thôi.
Tuy vậy, ngay cả với những trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh không có yêu cầu thì các cá nhân cũng nên lập hợp đồng hoặc thỏa thuận thành lập doanh nghiệp để có thể xác định quyền và nghĩa vụ của từng nhà đầu tư, tránh những tranh chấp không đáng có sau này. Và để tiết kiệm thời gian cho việc thành lập doanh nghiệp thì bạn có thể tham khảo qua Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Office168.
Thủ tục hành chính khi doanh nghiệp mới thành lập luôn là chủ đề hot trong thời buổi ngày càng có các doanh nghiệp mới ra đời, cần nắm rõ thông tin và thủ tục để tránh những rắc rối về sau cho công ty của bạn. Chúc bạn thành công!
Trước khi đăng ký sử dụng dịch vụ văn phòng ảo, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những thủ tục gì để thành lập doanh nghiệp? Việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, nhà cung cấp dịch vụ sẽ hoàn thành hồ sơ doanh nghiệp nhanh chóng hơn. Cùng đơn vị Office168 tìm hiểu những thủ tục cần thiết khi thuê văn phòng ảo qua bài viết dưới đây nhé.
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp và mang tính quyết định cho sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp tại Nhật Bản cũng vậy, họ đưa ra rất nhiều quy tắc đặc biệt đòi hỏi tác phong làm việc của nhân viên phải thật chuyên nghiệp. Dưới đây Office168 xin chia sẻ một số phép ứng xử cơ bản mà một ứng viên cần biết trước khi tham gia vào môi trường công ty ở Nhật Bản.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) gây ra, việc đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn là chưa đủ. Bởi, theo thông tin từ các nhà khoa học Trung Quốc thì virus có thể nằm ở điện thoại di động, bàn phím máy tính, van nước, máy check vân tay,.v.v. Do đó, việc tăng cường các biện pháp phòng vệ, đặc biệt là những nơi có mật độ tập trung cao như văn phòng làm việc - nơi chúng ta làm việc và dành phần lớn thời gian ở đó là rất cần thiết. Vậy, cụ thể Virus Corona là gì? Và dân công sở cần vệ sinh văn phòng làm việc, laptop và điện thoại như thế nào để nâng cao công tác phòng chống dịch tốt nhất. Hãy cùng văn phòng ảo Office168 theo dõi những nội dung ngay sau đây!
Theo số liệu của Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, trong tháng 01 năm 2020, cả nước có 8.276 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 267.178 tỷ đồng, tăng 76,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Qua trao đổi với đại diện của Office168, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ startup thành lập công ty cho biết: Trong 2 tháng 12/2019 và 01/2020, đã có gần 1000 doanh nghiệp được Office168.vn hổ trợ thành lập mới, gia nhập thị trường.
Không chỉ dừng lại ở việc tối ưu hóa ngân sách của mình thông qua việc sử dụng hiệu quả các loại hình văn phòng thông minh như văn phòng ảo, Coworking space hay các mô hình quản trị công việc như Trello, Slack, nếu doanh nghiệp không dần dần quen với việc xuất hiện và ảnh hưởng của các xu hướng công nghệ, doanh nghiệp sẽ bị lạc hậu và không thể nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Với những hình thức thuê văn phòng phổ biến hiện nay bao gồm thuê phòng làm việc, thuê chỗ ngồi làm việc và thuê văn phòng ảo sẽ có những ưu và nhược điểm gì nổi bật? Và đi sâu hơn, với mỗi hình thức sẽ phù hợp với loại hình doanh nghiệp cụ thể nào. Cùng khám phá qua bài phân tích dưới đây bạn nhé.
Văn phòng đại diện, địa chỉ kinh doanh là yếu tố hàng đầu để bạn có thể tiếp thị hình ảnh của bản thân doanh nghiệp, tạo sự uy tín trong mắt các khách hàng đối tác để từ đó có nhiều cơ hội hơn trong các lĩnh vực kinh doanh của mình. Vậy, các tiêu chí nào nên lưu ý trong việc chọn nơi đặt văn phòng đại diện cho một doanh nghiệp.
Làm thế nào để với một số vốn ít mà ta vẫn có thể duy trì công việc kinh doanh của mình. Để giải quyết câu hỏi trên, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.