Quá trình phát triển của mô hình Coworking

Mô hình Coworking space là gì?

Quá trình phát triển của mô hình Coworking

Mô hình coworking 

Coworking space- văn phòng chia sẻ là một môi trường làm việc gắn kết, chia sẻ công việc và những ý tưởng nhưng mỗi thành viên vẫn độc lập trong các hoạt động của mình. Không giống như môi trường văn phòng cơ bản, các thành viên của mô hình Coworking space là những cá nhân đến từ những tổ chức khác nhau, ngành nghề khác nhau.

Qúa trình phát triển mô hình Coworking space 

1995: C-base, được thành lập ở Berlin, là một trong những nơi làm việc chung đầu tiên trên thế giới. Năm 2002, khi mạng wifi sẵn có và có thể truy cập Internet công cộng miễn phí. Đây thường là những nơi có định hướng cộng đồng, cung cấp một địa điểm để mọi người có thể gặp gỡ và làm việc. Những không gian này được coi là những mô hình đầu tiên của không gian co-working và đã phát triển ra toàn thế giới.

1999: DeKoven đưa ra từ “coworking” như một cách để xác định phương pháp tạo thuận lợi cho công việc. Ông nhận ra rằng, mọi người và doanh nghiệp quá khác biệt và phân cấp để “làm việc cùng nhau một cách công bằng”. Phương pháp của ông nhằm hỗ trợ công việc hợp tác thông qua phương pháp tiếp cận phi cạnh tranh, đưa ra cho mọi người cơ hội để làm việc với dự án của chính họ. Cùng năm đó, 42 West 24 nổi lên ở New York. Không gian này được điều hành bởi một công ty phần mềm và mang đến một môi trường thoải mái với những bàn làm việc linh hoạt cho cá nhân hoặc nhóm. Mặc dù có thiếu thốn về khía cạnh cộng đồng khi so sánh với nhiều không gian làm việc chung khác, sáng kiến này thực sự đột phá thị trường. Đặc biệt sau khi bong bóng công nghệ xuất hiện năm 2001, khi các công ty phần mềm mất nhiều khách hàng và nhân viên. 42 West 24 bổ sung các thành viên mới và vẫn vững mạnh, với 50 người làm chung với 32 bàn làm việc. Công ty sáng lập cũng chiếm giữ một phần không gian làm việc tại đây.

Quá trình phát triển của mô hình Coworking

Văn phòng coworking 42 West 24 

2002: Không gian làm việc chung ở Vienna được mở là Schraubenfabrik, được biết đến như một cộng đồng của các doanh nhân. Sau đó, nó được mở rộng bởi Hutfabrik (Hat Factory, 2004) và Rochuspark (2007). Những không gian được hoạt động dưới sự bảo trợ của Konnex Communities, trở thành cộng đồng địa phương đầu tiên của không gian co-working. Những không gian mới mẻ này đã đem lại cho các nhà máy cũ hơi thở của cuộc sống mới.

2005: Không gian co-working chính thức đầu tiên được mở tại San Francisco vào ngày 9 tháng 8 bởi lập trình viên Brad Neuberg như phản ứng với các trung tâm kinh doanh truyền thống khiến làm việc kém năng suất. Hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức cung cấp 5 đến 8 bàn làm việc, 2 ngày một tuần, wifi miễn phí, cùng với những bữa trưa chung, tập thiền,... và thời gian đóng cửa là 05:45 mỗi ngày. Không gian này đóng cửa một năm sau đó và được thế chỗ bởi Hat Factory vào năm 2006.

The Hub đầu tiên bắt đầu từ Angel Station ở London. Từ đây, hơn 40 không gian co-working được phát triển bởi mạng lưới nhượng quyền thương mại khắp năm châu. Đây cũng là mạng lưới làm việc chung lớn nhất hiện nay.

Tại Đức, St. Oberholz mở cửa năm 2005 như một trong những quán cà phê ở Berlin cho phép truy cập wifi miễn phí và cho phép mọi người làm việc với laptop của họ. Quán cà phê và những vị khách cùng tạo ra cuốn sách “We Call It Work” (Tạm dịch: Chúng tôi gọi nó là làm việc). Xuất bản năm 2006, cuốn sách không phải chỉ đặc biệt nói về co-working, miêu tả mô hình làm việc mới tạo ra bởi Internet và những người thường xuyên làm ở những không gian chung. Cuốn sách thúc đẩy trào lưu co-working ở các nước lớn nhất châu Âu.

2006: Co-working Wiki bắt đầu tại San Francisco, một trong những người đồng sáng lập là Chris Messina, người đã tạo ra Twitter Hashtag.

Hat Factory mở một không gian toàn thời gian đầu tiên, gọi là không gian co-working, các nhà sáng lập là Brad Neuberg, Chris Messina và Tara Hunt. Đây là một trong 30 mô hình co-working lớn trên thế giới hiện nay.

Về phản ứng đối với cuốn sách "We Call It Work", một họa sĩ đã đưa ra khái niệm về một không gian co-working gọi là Business Class Net vào năm 2006. Các không gian làm việc chung nằm trong khu triển lãm của ông ở Kreuzberg, đã mở vào ngày Lao động trong năm 2007. Đó là không gian co-working đầu tiên của Berlin.

2007: Lần đầu tiên, thuật ngữ "co-working" được xem như là một xu hướng trên cơ sở dữ liệu của Google. Khái niệm về co-working đã trở thành một phần của truyền thông chính thống ở Hoa Kỳ.

Một trong những không gian co-working đầu tiên được khởi động. Indyhall phát triển một không gian co-working ở Philadelphia mà không có ngân sách, nhưng nó lại có được cộng đồng đầu tiên. Khoảng 30 người đã sẵn sàng để mua ưu đãi thành viên trước.

Trong tháng 8, các hội nghị đầu tiên thảo luận về các hình thức làm việc mới diễn ra tại Berlin. Cuộc họp được gọi là "9to5". Một số người tham gia sau này đã thành lập ba trong số các không gian co-working của thành phố.

Cuối năm, "co-working" có trang riêng của mình trên các phiên bản tiếng Anh của Wikipedia.

2008: Trong tháng 8, co-working Visa được ra đời. Chương trình này là một thỏa thuận tự nguyện giữa nhiều không gian co-working để cho phép các thành viên của các không gian khác ghé đến miễn phí.

Tại Cubes & Crayons, không gian co-working đầu tiên mở ra có các cơ sở vật chất cho trẻ em, từ vài tháng tuổi đến trước sinh tiểu học.

Đến cuối năm 2008, có khoảng 160 không gian co-working trên toàn thế giới.

2009: Cuốn sách đầu tiên về coworking được công bố. "I’m Outta Here!How coworking is making the office obsolete" là một cuốn sách về những người và địa điểm đã khởi đầu cuộc cách mạng tại nơi làm việc ở Mỹ.

Tại Đức, Betahaus là một trong những nơi chính thức đầu tiên được gọi là "không gian co-working", mở cửa vào tháng Ba năm 2009. Bởi vì có sự chú ý ngày càng tăng, thuật ngữ "co-working" đã đi vào các phương tiện truyền thông chính thống của Đức. Một năm sau đó, Đức được biết như là quốc gia đầu tiên ở châu Âu sử dụng thuật ngữ "co-working", theo Google Trends.

2010: Tổ chức kỷ niệm Coworking Day đầu tiên.

Tại châu Âu, hội nghị co-working đầu tiên tổ chức tại Hub Brussels. Tại thời điểm này, có 600 không gian làm việc chung tồn tại trên thế giới, và hơn một nửa là ở Bắc Mỹ.

2011: Hội thảo mở về Co-working đầu tiên được tổ chức tại Austin vào ngày 10 tháng 3. Một ngày trước đó, NextSpace cũng thông báo về quỹ đầu tư đầu tiên cho một mạng lưới về không gian co-working.

Năm 2011 cũng chứng kiến nhiều công ty lớn đầu tiên bắt đầu thử nghiệm với các không gian co-working riêng của họ. Kết quả là không gian co-working Modul 57, được thành lập bởi một trong những công ty du lịch lớn nhất châu Âu TUI, với trụ sở chính tại Hanover (Đức). Ngân hàng ING, mở ra không gian đầu tiên của họ, Network Orange, ở Toronto.

2012: Trong tháng mười, hơn 2000 không gian co-working được tìm thấy trên toàn thế giới.

Trong cả năm, người sử dụng Twitter gửi 93.000 tweet với hashtag "coworking". Có một sự tăng trưởng 52% so với năm trước. Xem xét các thuật ngữ tìm kiếm, có và không có hashtag thì có đến hơn 217.000 tweet, trong đó nhắc nhiều nhất là tại các không gian làm việc ở châu Âu.

2013: Vào đầu năm nay, hơn 100.000 người làm việc tại các không gian co-working. Trong tháng Bảy, 3000 không gian co-working được mở ra.

Hiện tại có 9 mạng lưới của không gian co-working hoạt động ở tại hơn năm địa điểm, chẳng hạn như The Hub, NextSpace ở Mỹ hoặc Urban Station ở Mỹ Latin. Kể từ năm 2008, NextSpace thu 2,5 triệu USD với việc mở không gian co-working mới.

Tuy nhiên, phần lớn các không gian co-working hoạt động độc lập với chỉ một hoặc hai địa điểm. Một số trong đó tổ chức các hiệp hội để mang lại giá trị nhiều hơn cho các thành viên của họ. Ví dụ, co-working Ontario đưa ra các kế hoạch bảo hiểm y tế đầu tiên cho không gian coworking vào tháng Tám năm 2013.

2015: Wikipedia cung cấp các bài viết về Co-working bằng 23 ngôn ngữ.

Tháng 6 năm nay, các phong trào co-working tại Úc đang bùng nổ. Các ngành công nghiệp liên quan tại đây đang phát triển và thay đổi. Nó đang thu hút nhiều ngành và lĩnh vực (startup, làm nghề tự do, kinh doanh nhỏ, chính phủ, doanh nghiệp, giáo dục, bất động sản, kiến trúc, thiết kế không gian, thiết kế nội thất) tại các địa điểm khác nhau trải dài các trung tâm thương mại, ngoại thành và các khu vực lân cận.

Tại Việt Nam, mô hình văn phòng co-working đang lan rộng tại các thành phố lớn và tiếp tục thu hút vốn đầu tư. Mô hình này đang dần được tích hợp vào các loại hình bất động sản khác như mặt bằng bán lẻ và khách sạn ở các thành phố lớn. Tại các trung tâm thương mại và khách sạn, nhiều chủ đầu tư đã dành diện tích để phát triển văn phòng co-working, thay vì chỉ chú trọng mặt bằng bán lẻ hoặc phòng ở cho khách. Nhu cầu thuê văn phòng co-working đang tiếp tục tăng trong khi nguồn cung còn hạn chế. Trong tương lai, mô hình này sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và là một thị trường đầy tiềm năng.

OFFICE168 cung cấp dịch vụ văn phòng chia sẻ giá rẻ, nơi được nhiều cá nhân, doanh nghiệp tin dùng 

Hãy liên hệ với chúng tôi để có thông tin tốt nhất 

Tin liên quan
Văn phòng giao dịch
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ - ĐẦU TƯ 168
Mã số thuế: 0314505643
Building168 - Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa
Kao, Quận 1, TP HCM.
Cao Ốc Đại Thanh Bình, Số 911 - 917, Nguyễn Trãi,
Phường 14, Quận 5, TP HCM.
Queen Building - 49 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao,
Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0778 168 168 - 028 3888 3338
Email: sales@office168.vn

Đăng ký và báo giá chi tiết

0778 168 168