Công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ văn phòng wework cho giới doanh nhân khởi nghiệp, người làm nghề tự do. Vào tháng 7/ 2017 nhận thêm 760 triệu USD đầu tư trong vòng gọi vốn Series G, nâng giá trị lên 20 tỷ USD, cao hơn nhiều so với tổng giá trị của cả Twitter (12,9 tỷ USD), Box (2,44 tỷ USD) và Blue Apron (1,54 tỷ USD), theo trang CNBC.
Trước đó, vào tháng 3/2017, công ty này cũng nhận được 300 triệu USD vốn đầu tư từ hãng viễn thông khổng lồ SoftBank của Nhật.
Sự ra đời của Wework
Được thành lập năm 2010, WeWork được đồng sáng lập bởi một kiến trúc sư và một doanh nhân đa ngành với tham vọng "định nghĩa lại" khái niệm văn phòng, Adam Neumann và Miguel McKelvey. Văn phòng đầu tiên của WeWork nằm trong một tòa nhà kiểu chung cư ở SoHo, Manhattan, thành phố New York.Chỉ sau một tháng ra mắt, WeWork đã bắt đầu có lãi và là nơi lui tới của các nhà sáng lập công ty, các nhà đầu tư WeWork. Wework đã phát triển từ 1.000 thành viên với 2 văn phòng trong năm đầu tiên lên hơn 120.000 thành viên và 156 văn phòng ở 49 thành phố trên khắp thế giới.
Đối tượng sử dụng dịch vụ này là những người làm việc tự do, doanh nhân khởi nghiệp, nhân viên làm việc từ xa… Tại WeWork, họ được hưởng nhiều dịch vụ như café miễn phí, phòng họp, khu vực làm việc riêng tư và tham gia các sự kiện kết nối.
Vào năm 2017, start-up này mở thêm văn phòng mới tại các thành phố như Bắc Kinh, Buenos Aires, Paris, và Sao Paulo. Các dự án mới tại Mumbai, Bogota, và Melbourne dự kiến sẽ ra mắt trực tuyến trong năm nay. Với số vốn đầu tư béo bở này, WeWork dự định mở rộng thêm nhiều thành phố mới, đặc biệt là tại Nhật Bản và châu Á.
Chia sẻ từ giám đốc sáng tạo của WeWork
Chia sẻ với Business Insider hồi đầu năm, giám đốc sáng tạo của WeWork, ông Miguel McKelvey, cho biết “hệ thống trải nghiệm cùng chia sẻ luôn là đặc trưng của thương hiệu WeWork”. McKelvey cùng với nhà đồng sáng lập Adam Neumann hướng tới tầm nhìn về một hệ sinh thái văn phòng cho thuê, chung cư, phòng tập gym và thậm chí cả cửa hàng cắt tóc phục vụ cho ý tưởng sống theo cộng đồng trong tương lai.
“Điều chúng tôi luôn nghĩ đến là làm sao để hỗ trợ những người muốn sống theo mô hình tập thể, những người không muốn phải sở hữu quá nhiều thứ “linh tinh” và muốn theo đuổi đam mê, theo đuổi một cuộc sống có ý nghĩa thay vì chỉ chạy theo những thành công vật chất”, McKelvey nói.
Mặc dù wework chưa phát triển sang thị trường Việt Nam. Nhưng đã có một vài doanh nghiệp thành lập với mô hình văn phòng chia sẻ, tạo nên một làn sóng mạnh trong thị trường Việt Nam. Chất lượng, dịch vụ cũng không thua kém gì đẳng cấp quốc tế. Các dịch vụ văn phòng chia sẻ giá rẻ, văn phòng chia sẻ chuyên nghiệp đang được giới startup Việt quan tâm và sử dụng.
OFFICE168 cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng chia sẻ uy tín TPHCM.